Tư thế nằm giúp cải thiện oxy phổi cho bệnh nhân F0 được chăm sóc tại nhà

Nếu kết quả đo oxy cho thấy nồng độ SpO2 dưới 94% hay thấy mệt, bệnh nhận được chăm sóc tại nhà nên nằm sấp, điều này sẽ cải thiện nhịp thở và tăng độ bão hòa cho oxy.

Đó là khuyến cáo của Bs Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm – Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng I (TP HCM). Cụ thể, BS Trương Hữu Khanh chia sẻ cách cải thiện oxy phổi bằng tư thế nằm sấp gồm 6 bước như sau:

Tư thế nằm giúp cải thiện oxy phổi cho bệnh nhân F0 được chăm sóc tại nhà - Ảnh 1.

Cụ thể các bước như sau:

Tư thế nằm giúp cải thiện oxy phổi cho bệnh nhân - Ảnh 1.

Bước 1: Bắt đầu bằng cách nằm sấp trên giường phẳng trong 30 phút đến 2 giờ.

Tư thế nằm giúp cải thiện oxy phổi cho bệnh nhân - Ảnh 2.

Bước 2: Chuyển sang nằm nghiêng bên phải trong 30 phút đến 2 giờ.

Tư thế nằm giúp cải thiện oxy phổi cho bệnh nhân - Ảnh 3.

Bước 3. Chuyển sang ngồi dậy (30 – 60 độ) từ 30 phút đến 2 giờ.

Tư thế nằm giúp cải thiện oxy phổi cho bệnh nhân - Ảnh 4.

Bước 4. Chuyển sang nằm nghiêng bên trái trong 30 phút đến 2 giờ.

Tư thế nằm giúp cải thiện oxy phổi cho bệnh nhân - Ảnh 5.

Bước 5. Chuyển sang nằm sấp và co chân trong 30 phút đến 2 giờ.

Tư thế nằm giúp cải thiện oxy phổi cho bệnh nhân - Ảnh 6.

Bước 6. Trở lại vị trí nằm sấp trong 30 phút đến 2 giờ.

Tiếp tục theo dõi nồng độ oxy của bạn sau mỗi lần thay đổi vị trí, nếu mức oxy giảm xuống dưới 92% SpO2, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và tìm kiếm sự chăm sóc ngay lập tức.

Thang đo chỉ số SpO2 tiêu chuẩn:

– SpO2 từ 97 – 99%: Chỉ số oxy trong máu tốt;

– SpO2 từ 94 – 96%: Chỉ số oxy trong máu trung bình, cần thở thêm oxy;

– SpO2 từ 90% – 93%: Chỉ số oxy trong máu thấp, cần xin ý kiến của bác sĩ chủ trị;

– SpO2 dưới 92% không thở oxy hoặc dưới 95% có thở oxy: Dấu hiệu suy hô hấp rất nặng;

– SpO2 dưới 90%: Biểu hiện của một ca cấp cứu trên lâm sàng.

Chú ý: Tránh nằm sấp đối với các trường hợp mang thai, huyết khối tĩnh mạch sâu, tim mạch, các vấn đề về cột sống hoặc gãy xương.

Bên cạnh đó, Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết: “Nếu thực hiện bài tập nằm sấp sẽ huy động các cơ phổi và đáy phổi sẽ dẫn đến trao đổi oxy tốt hơn và tỉ lệ SpO2 luôn ở mức cao, SpO2 thì phụ thuộc vào khả năng trao đổi oxy của phổi“.

Bình thường mình thở thì phần bên trên phổi hoạt động còn tầng đáy phổi thì ít hoạt động, phần phổi oxy sau lưng nên người ta phải thay đổi tư thế nằm như vậy để huy động tất cả nguồn hoạt động của phổi để cung cấp cho cơ thể“. Bác sĩ Khanh nói.

Bên cạnh đó, Bác sĩ Trương Hữu Khanh cũng khuyến cáo người bị F0, F1 nên tập thở bằng tư thế nằm sấp để giảm bớt căng thẳng: “Bài tập này dành cho những người căng thẳng, trong giai đoạn dịch COVID-19 thì người bị nhiễm F0, F1 lo lắng nhiều nên có thể tập bài tập này để giảm bớt căng thẳng, tình trạng bệnh cả thiện tốt hơn“.

Theo Pháp Luật và bạn đọc/Afamily

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *