CÁCH LẤY MÀU TỰ NHIÊN TỪ HOA QUẢ LÀM THẠCH RAU CÂU

CÁCH LẤY MÀU TỰ NHIÊN TỪ HOA QUẢ LÀM THẠCH RAU CÂU

Lưu ý: Trước khi pha nước màu vào rau câu phải để nước màu hết lạnh hoàn toàn. Lúc này pha màu vào rau câu sẽ không bị đong lại.
CÁCH LẤY MÀU GẤC:
Cách lấy màu gấc: Lấy ruột trái gấc, cho 5 ml rựou trắng nhồi với ruột gấc. Ngâm 10 phút. Sau đó nhồi lại rồi bỏ hạt gấc. Phần thịt gấc thu được các bạn đem xay thật mịn.
Pha gấc + rau câu trong để tạo màu cam:
_ Phần thịt gấc sau khi xay mịn, chúng ta lấy ra 1 muỗng gấc pha với 4 muỗng nước. Dùng phới lòng đánh tan mịn. Ủ khoảng 30 phút cho gấc tan, nở đều.
_ Lấy 400ml rau câu trong pha với 20ml gấc , cho gấc vào khi nào thấy màu cam ưng ý là được. Có thể đun sôi lại hỗn hợp để gấc tan mịn và lọc qua rây.
Lưu ý: Trường hợp muốn màu cam có vị béo, chúng ta pha ct như sau: cho 300 ml rau câu trong + 100 ml kem béo thực vật ( hoặc sữa tươi) + nước màu gấc. Cho từ từ màu gấc vào, khi nao đạt màu cam ưng ý thì dừng lại. Nhớ đun hỗn hợp này lên bếp trong quá trình pha màu, để rc không bị đông. Sau khi pha dc màu ưng ý thì lọc hỗn hợp qua rây một lần nữa là có thể sử dụng được.

CÁCH LẤY MÀU ĐỎ THANH LONG

Sử dụng 2 quả thanh long đỏ già và lớn sẽ cho ra màu nhiều và đậm đặc hơn.

Rửa sạch vỏ quả thanh long rồi lột bỏ vỏ

Thành phẩm thu được cho vào túi nilong rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh, để khoảng 3 ngày.

Sau 3 ngày quả thanh long đông cứng lại từ ngoài và trong ruột (lúc này nước màu sẽ chảy ra 1 cách dễ dàng), đặt quả thanh long đông cứng lên rổ hoặc rây, ở dưới hứng 1 cái tô.

để thanh long ra nước nhanh hơn, bật quạt cho thanh long rã đông từ từ.

Khi thanh long rã đông mềm thì lấy tay bóp nát thanh long để nước màu trong ruột tiếp tục chảy ra ngoài.

Phần bã thanh long bỏ đi. Phần nước thu được không nên sử dụng ngay mà đổ vào 1 chai nhựa lớn rồi bảo quản ngăn đá tủ lạnh cho đông đá hoàn toàn.

Sử dụng: lấy chai nước thanh long đông đá bỏ vào 1 bát nước để tầm 5 phút để nước đá tan ra là có thể sử dụng để làm màu tự nhiên. Sử dụng bao nhiêu thì ước lượng và rót ra 1 cốc riêng để tạo màu. Phần còn lại trong chai cất ngăn đá tủ lạnh sau dùng tiếp.

Lưu ý:

  • để màu nguội hoàn toàn mới tiến hành pha vào rau câu vì rau câu khi gặp nước màu thanh long lạnh mới rót ra khỏi chai sẽ nhanh bị đông lại. Tuyệt đối không pha màu tươi mà phải pha màu đã qua trữ đông và qua quá trình rã đông từng phần thì màu thanh long sẽ đậm đặc nhất.
  • Sau 1 thời gian sử dụng, phần đá sẽ đọng lại trong chai thì bỏ đi.

CÁCH LẤY MÀU DÀNH DÀNH

  • Chọn hạt dành dành to và màu vàng sậm, 200gr dành dành
  • Rửa sạch dành dành rồi cho vào nồi/chảo rồi cho thêm 500ML nước vào nồi/chảo đun sôi (mở vung).
  • Sau khi sôi hạ lửa nhỏ thì hầm thêm 30 phút nữa.
  • Sau 30 phút, hạt dành dành sẽ mềm. Dùng muôi chà nghiền hạt dành dành cho nát.
  • Cho thêm 500ML nước vào nồi dành dành rồi đun sôi thêm 3′-5′ cho hạt dành dành ra hết nước màu.
  • Sau đó lọc qua 1 khăn voan để lấy nước cốt dành dành.
  • Để hạt dành dành nguội bớt thì vắt lấy nước. Không vắt quá kỹ để hạt dành dành không rơi vào nước màu.
  • Thành phẩm thu được cho vào chai và bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh.
  • Sử dụng tương tự như đối với thanh long là cho rã đông từ từ trong bát nước và để thật  nguội mới dùng cho vào thạch.

CÁCH LẤY MÀU LÁ CẨM TƯƠI

  • Rửa thật sạch lá cẩm rồi cắt từng khúc nhỏ, cho vào nồi cùng 1 lượng nước xâm xấp lá cẩm, đậy vung lại và đun sôi.
  • Pha trà: cho 50gr trà vào cốc rồi đổ nước sôi xâm xấp mặt trà, ủ  (tác dụng làm lá cẩm bật tông màu, đậm màu và giữ màu hơn)
  • Lá cẩm sôi thì trở mặt lá cẩm. Thời gian nấu là 3-5 phút sau khi sôi.
  • Khi thấy màu lá cẩm đậm đặc thì tắt bếp. (khoảng sau 5′).
  • Mở vung và cho nước trà vào và trở đều.
  • Đổ nước lá cẩm vào tô inox chờ  nguội. (Không để lá cẩm trực tiếp trong nồi vì lá cẩm sẽ nhừ, chất diệp lục tiết ra làm nước chuyển màu đen thay vì màu tím)
  • Nước lá cẩm nguội thì rót vào từng chai nhỏ và bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. Thời gian sử dụng được 6 tháng.
  • Sử dụng như màu thanh long: ngâm vào tô nước tầm 2-3 phút sẽ có màu rã đông. Lưu ý: rã đông từng phần màu chứ không rã đông cả chai. Khi sử dụng hết màu đậm đặc trong chai thì bỏ phần lá cẩm đã nhạt màu trong chai đi.

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *