BÁNH RAU CÂU CÁ CHÉP HÓA RỒNG

Với bánh cá chép, chúng ta cũng sẽ chia ra làm 3 bước.
****CÁC BẠN MỚI BẮT ĐẦU LÀM RAU CÂU, NÊN THỰC HÀNH TỪNG BƯỚC MỘT. KHÔNG THỰC HÀNH 3 BƯỚC NÀY MỘT LẦN SẼ GÂY KHÓ HIỂU, VẤT VẢ****
Bước thứ nhất: Chúng ta chuẩn bị nhân bánh (để cho vào giữa cá chép)
Bước thứ hai: Chúng ta nấu cốt bánh (Phần rau câu ngon để đổ cá chép)
Bước thứ ba: Đổ khuôn cá. ( Cách đổ các chi tiết của khuôn như mắt, vây… để tạo ra hình con cá)
Ở bước thứ nhất và thứ 2 các bạn xem lại cách làm ở Kỹ thuật nấu cốt bí đỏ trứng gà và cách làm bánh thỏi vàng rồng.
Ở đây mình sẽ hướng dẫn lại một lần nưa.
A. NHÂN BÁNH:
Chúng ta sẽ chuẩn bị 3 loại nhân
– Nhân bánh flan
– Rau câu cà phê thái sợi và Rau câu trong thái sợi
* Cách làm Nhân bánh flan
Nguyên liệu:
Trứng gà: 3 quả trứng gà và 1 lòng đỏ
Sữa tươi ko đường: 220ml
50ml wiping
100ml sửa đặc
40g đường trắng,
vài giọt nước cốt chanh

Cách làm:
* Đầu tiên chúng ta nấu Nấu caramen:
Các bạn cho 30g đường trắng vào nồi và 50ml nước lọc, đun sôi hỗn hợp khi hỗn hợp chuyển sang màu mật ong thì chúng ta nhắc xuống rồi cho vài nước cốt chanh. Lưu ý: ko nên dùng đũa khuấy mà nên sử dụng thìa inox. Đặc biêt nên sử dụng nồi nhôm caramen sẽ lên màu đẹp.) Để hỗn hợp nguội xíu các bạn đổ vào hộp chữ nhật 500ml.
* Chuẩn bị hỗn hợp flan:
Các bạn cho 3 quả trứng gà và 1 lồng đỏ vào tô. Đánh đều mịn, ko được đánh mạnh tay sẽ tạo bọt khi hấp sẽ bị rỗ. Sau đó các bạn cho cho 220ml sữ tươi ko đường 50ml wping, 100ml sữa đặc, 10g đường vào nồi, đun sôi hỗn hợp. Các bạn nhớ khuấy đều tránh cháy. Hỗn hợp sôi lăn tăn các bạn cho mấy cọng lá dứa vào, kho hỗn hợp sôi bùng lên, lá dựa dậy mùi thơm thì tắt bếp. Chungas ta để hỗn hợp này nguôi về 80 độ ( khuấy đều trong 2 phút thì hỗn hợp giảm về 80 độ) thì chúng ta đổ từ từ hỗn hợp sữa vào trứng đã chuẩn bị vừa đổ vừa đánh đều. Thành phẩm thu được các bạn lọc qua rây cho vào phần ca ra men đã chuẩn bị trước đó.
* Hấp bánh flan:
Các bạn cho ½ nồi nước đun sôi sau đó cho xửng bánh flan vào đậy vung lại. Các bạn đun lữa lớn khi hơi cả bốc đầy nắp vung thì ta mở nắp ra cho hơi cả thoát ra ngoài rồi đậy vung lại. Sau đó hạ lữa nhỏ nhất (bếp ga vặn lửa nhỏ nhất bếp điện 400 độ). Các bạn hấp khoảng 25-35p là đc. Thỉnh thoảng trong quá trình hấp, các ban mở nắp vung ra. Sau 20 phút hấp các bạn mở nắp bánh ra, dùng đũa rê xung quanh cảm nhận bánh cứng hai 4 góc, ở giữa hơi mềm là được. Các bạn tắt bếp. Muốn bánh có màu vàng đẹp thì các bạn mở nắp ra, để bánh nguội hẵn thì đậy nắp lại cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Lưu ý: Thành phẩm để ngăn mát tủ lạnh khoảng 6h trở lên mới cho vào làm nhân bánh. Lúc này bánh sẽ rất cứng cáp, cắt tạo hình nhân dễ.

II. Nhân Rau câu cà phê thái sợi – .Rau câu trong thái sợi
* Nguyên liệu:
Nước1.8 lít ( trong đó 900ml dừa tươi, 900ml nước lọc bình thường). Nếu không sử dụng nước dừa tươi cũng được nhưng rau câu sẽ không ngon bằng.
Đường phèn300g
Cfe sữa 1 gói , ½ gói cfe đen
Rau câu dẻo: 5g dẻo
Rau câu giòn: 25g giòn
(Các bạn sử dụng hãng rau câu nào cũng được. Rau câu dẻo ký hiệu là jelly, rau câu giòn ký hiệu là Agar)
* Cách làm:
B1: Lấy 25g rau câu Giòn ngâm 200ml nước từ 4-6 tiếng, nếu gấp quá ta có thể nấu luôn không cần đợi thời gian ngâm.
B2: Cho 1.6 lít nước (dừa tươi +nước lọc bình thường) vào nỗi. Khuấy đều nồi nước lên, từ từ cho 5g dẻo vào đánh đều. Sau đó cho hỗn hợp lên bếp, nấu ở nhiệt độ bình thường( chú ý: thỉnh thoảng khuấy tránh rau câu bị lắng đáy gây cháy)
Trong quá trính đợi rau câu sôi, chúng ta chuẩn bị hỗn hợp cà phê: Các bạn cho 1 gói cfe sữa + ½ gói cfe đen + 100 ml nước lọc (nước lạnh) khuấy đều.
B3: Khi rau câu sôi các bạn cho rau câu giòn đã ngâm vào khuấy đều. Sau đó cho 300g đường phèn (có thể thay bằng đường trắng) + 1 ít muố hạt rồi đánh đều trở lại. Khi rau câu sôi bùng trở lại. Các bạn đậy vung, hạ nhỏ lữa nhất nấu thêm 10-20p.
B4: Sau 20 phút nấu rau câu, thành phẩm chungd ta chia thành 2 phần. 1 phần giữ nguyên rồi cho vào hộp để vào ngăn mát đợi đông lại, một phần chúng ta đun sôi sau đó cho hỗn hợp café đã pha vào. Lưu ý là rau câu sôi mới cho cà phê vào thì màu sẽ đẹp hơn. Rau câu sôi, các bạn tắt bếp hớt bọt và cho vào hộp chữ nhật bảo quản ngăn mát tủ lạnh.
PHẦN NHÂN NÀY CHÚNG TA THƯỜNG SẼ CHUẨN BỊ TRƯỚC MỘT NGÀY.

B. CỐT BÁNH:
* Nguyên liệu:
Sữa tươi không đường 220ml
Sữa đăc: 50ml
Rich lùn 400ml ( hay còn gọi là kem béo thực vật, sử dụng nhiều trong pha chế trà sữa)
Whpping cream: 50ml wp
Nước cốt đưa: 400ml ( có thể sử dụng cốt dùa tươi, tuy nhiện cốt dừa tươi nhanh đổ nhớt)
Đường phèn: 300gr đường phèn
1 ít muối hạt
Rau câu giòn (Argar): 25g rau câu giòn
Rau câu dẻo (jelly) 5g
Lá dứa: 1 nắm lá dứa
Bí đỏ: 400g bí đỏ
Trứng gà: 3 lòng đỏ (có thể không cho vào cũng được)
TỔNG LƯỢNG CHẤT LỎNG CỦA CÔNG THỨC NÀY LÀ GẦN 2 LÍT. NẾU MUỐN GIẢM GIÁ THÀNH CỐT BÁNH CÁC BẠN CÓ THỂ BƠT 1/2 CÁC LOẠI SỮA THEO CÔNG THỨC TRÊN. PHẦN ĐƯỢC BỚT RA SẼ ĐƯỢC THAY BẰNG NƯỚC LÃ BÌNH THƯỜNG. ĐẢM BẢO TỔNG LƯỢNG CHẤT LỎNG ĐẠT TỪ 1.8 LÍT – 2 LÍT LÀ ĐƯỢC.
* Cách nấu:
– B1: Chia 400g bí đỏ thành 2 phần 200g đem luộc mềm rồi xay mịn sau đó lọc qua rây. , 200g để tươi, xắt lát và xay mịn vắt lấy nước. để lấy nước màu. Nếu không sử dụng nước bí đỏ thì có thể thay bằng 4 giọt màu vàng thực phẩm.
– B2: Cho 25g rau câu ngâm với 200ml nước. từ 4 – 6h đồng hồ. Nếu gấp quá không ngâm cũng được.
– B3: Cho 400ml nước + 400mk rich lùn +220ml sữa tươi ko đường vào nồi. Khuấy đều nồi nước lên, rồi từ từ cho 5g rau câu dẻo vào. Sau đó cho hỗn hợp lên bếp nấu hỗ hợp ở nhiệt dộ bình thường, khi hỗn hợp sôi cho rau câu giòn đã ngâm vào khuấy đều, sau đó cho 300g đường phèn, 200ml bí đỏ hầm chính đã xay mịn vào( nên rây lại để cho được hỗ hợp thật mịn). Các bạn khuấy đều nồi rau câu lên, đun sôi hỗn hợp sau đó cho nước bí đỏ tươi đã xay vào (nếu ko xay bí đỏ tươi thì mình cho vài giọt màu vàng) đun sôi trở lại, đậy vung hạ nhỏ lữa nấu thêm 5-7 phút rồi cho thêm 400ml nước cốt dừa, 50ml sữa đặc, 50ml whipping ( có thể không cho cũng được). Khi nồi rau câu sôi lăn tăn thì chúng ta cho lá dứa vào. Chờ nồi rau câu sôi hẳn, lá dứa dậy mùi thơm thì tắt bếp đậy vung lại.
– B4: Các bạn lấy 3 lòng đỏ trứng gà đánh tan mịn, lọc qua rây. Sau khi thành phẩm rau câu ở bước 3 nguội khoảng 80 độ thì từ từ cho trứng vào. (Không để rau câu nóng quá sẽ làm trứng bị lợn cợn)
NẾU MUỐN GIẢM GIÁ THÀNH PHẨM THÌ KHÔNG CẦN THÊM BƯỚC NÀY.
C. ĐỔ KHUÔN VÀ TRANG TRÍ BÁNH THỎI VÀNG CƠ BẢN
***LƯU Ý QUAN TRỌNG:
“CỐT BÍ ĐỎ ĐƯỢC XEM LÀ VỎ BÁNH. VÌ VẬY CÁC BẠN CHO ĐƯỢC CÀNG NHIỀU NHÂN RAU CÂU CÀ PHÊ, RAU CÂU TRONG VÀO THÌ CHIẾC BÁNH CÀNG NGON, GIÁ THÀNH PHẨM SẼ HẠ RẤT NHIỀU”.
Chúng ta sơ chế phần nhân bánh:
Nếu muốn thêm cơm dừa vào dể chiếc bánh béo hơn các bạn chọn
cơm dừa vừa ko non ko già, thái sợi. Sau đó luộc qua cơm dừa.
Phần rau câu cà phê + rau câu trong chúng ta thái sợi. Bánh flan để nguyên khối thấm khô nước.
Đầu tiên chúng ta đổ mắt cá + đốm đen:
Pha ca cao đen: chúng ta cho 5 gr ca cao đen + 50ml nước sôi đánh đều lên cho ca cao tan ra, sau đó chúng ta cho 300ml rau câu trong vào đánh đều trở lại.
300ML rau câu trong này mình lấy ở mục. II. Nhân Rau câu cà phê thái sợi – .Rau câu trong thái sợi. Vì nhân thường được chuẩn bị từ hôm trước rau câu đã đông lại. Nên các bạn sẽ lấy phần rau câu trong đã đông này, cắt nhỏ cho vào nồi, cho thêm 50ml sau đó nấu lên bếp đậy nắp vung lại. Sau khi hỗn hợp sôi thì hạ nhỏ lửa nhất nấu đến khi rc lỏng tan ra là được.
BẮT BUỘC PHA VÀO LI INOX ĐỂ RAU CÂU LÂU ĐÔNG, NẾU THAO TÁC CHẬM NÊN CHO LY RAU CÂU VÀO NƯỚC SÔI, BẬT BẾP NHIỆT ĐỘ NHẸ ĐỂ GIỮ NÓNG CHO RAU CÂU.
Chúng ta dùng xilanh _ kim G18 hút rau câu đã pha ca cao đen này,
Các bạn đừng cho vào mắt cá luôn mà đợi hồn hợp nguội bớt rồi nhỏ vào mắt cá. Nhớ bật thêm quạt để mặt cá nhanh đông.
Kinh nghiệm mình thường nhỏ mắt và đốm đen một bên cho đông lại hết khuôn sau đó sẽ nhỏ tiếp vào bên còn lại.
Đổ vây cá:
Pha màu cam: Cho 300ml rau câu trong + 50ml sữa tươi ( kem béo rich lùn ) + 3 giọt màu cam + 1 giọt màu đỏ đánh đều lên và đổ vào phần tạo hình vây cá.
(Cách tạo màu cam từ màu tự nhiện: 300ml rau câu trong + 50ml sữa tươi ( kem béo rich lùn )rồi từ từ cho màu gấc đã sơ chế vào. Khi nào đạt được màu cam ưng ý thì dừng lại Nhớ đun sôi hỗn hợp trên bếp sau đó lọc qua rây để có phần rau câu màu cam đẹp và mịn nhất.
Khi vây cá đông lại nhưng sờ tay vẫn còn ấm nóng, chúng ta đổ cốt bí đỏ vào.
ĐỂ GIỮ CỐT BÍ ĐỎ ĐƯỢC NÓNG, SAU KHI NẤU XONG CÁC BẠN CHO VÀO 1 CA LỚN, RỒI ĐẶT VÀO NỒI NƯỚC NÓNG, ĐẬY NẮP LẠI.
Các bạn nhanh tay cho rau câu trong, rau câu cà phê, bánh flan vào giữa khuôn cá làm nhân, có thể cho thêm sợi dừa vào. Ở bước này, nếu muốn giá thành bánh giảm các bạn khéo léo cho nhiều nhân rau câu trong, và rau câu cà phê vào miễn sao đừng chạm vào khuôn, khi đổ thành phẩm gây lộ nhân bánh làm cá không được đẹp.
Sau khi cho nhân vào chúng ta đổ tràn lớp rau câu bí đỏ lên trên. Các bạn không đổ đầy khuôn để lại khoảng 0.3 – 0.5cm để chúng ta đổ lớp màu cam cho vây cá
Khi lớp rau câu bí đỏ này đông lại chúng ta đổ lớp rau câu màu cam lên tràn khuôn.
Thành phẩm sau khi đổ xong, các bạn cho vào ngăn mát tủ lạnh tầm 3-5h mới lật bánh ra khỏi khuôn. Sử dụng hộp HT203 nắp cao để không bị đụng vây cá gây gãy vây nhé.
* Với công thức này thường các bạn làm được 10 con cá chép với khuôn cá cặp.
TRONG QUÁ TRÌNH HỌC, KHÂU NÀO CHƯA LÀM ĐƯỢC CÁC BẠN LIÊN HỆ ZALO MÌNH: 0931.115.035 NGAY NHÉ. MÌNH SẼ CÙNG CÁC BẠN LÀM ĐẾN KHI NÀO CÁC BẠN THÀNH THẠO. Đặc biệt sẽ cùng điều chỉnh cốt bánh cho phù hợp địa phương các bạn ở.
CÁC BẠN LIÊN HỆ MUA KHUÔN TẠI: 0918.029.161 ( c. Hồng).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *