Bài tập yoga cho người thoái hóa khớp gối

Tư thế yoga hình cây, cái cầu, cá sấu… với hình thức vận động cường độ thấp có thể giảm đau, cải thiện cứng khớp liên quan đến thoái hóa.

Bác sĩ chuyên khoa I Đỗ Thị Hồng Ánh – Khoa Nội Cơ xương khớp – Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết, một trong những dạng viêm khớp phổ biến là tình trạng thoái hóa khớp, nhất là thoái hóa ở khớp gối. Bệnh xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa quá trình tổng hợp – phân hủy sụn khớp và đầu xương dưới sụn. Khớp gối bị thoái hóa có thể sưng đau và cứng, dẫn đến hệ lụy giới hạn phạm vi chuyển động.

Hiện nay, bên cạnh những phương pháp điều trị bảo tồn và phẫu thuật, bệnh nhân thoái hóa khớp gối còn được khuyến khích vận động, rèn luyện thể chất để đảm bảo dịch nhờn trong khớp lưu thông, từ đó có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Để đạt được hiệu quả này, trước tiên người bệnh cần lựa chọn bộ môn luyện tập phù hợp như yoga, đi bộ hoặc bơi lội…

Bác sĩ Hồng Ánh chia sẻ thêm, những hình thức vận động với cường độ cao như đá bóng, leo núi… có nguy cơ khiến các cơn đau, cứng khớp gối trở nên tệ hơn. Các hoạt động này còn làm tăng rủi ro chấn thương và đẩy nhanh quá trình thoái hóa, từ đó ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp gối sau này. Trong khi đó, yoga là hình thức tập thể dục có cường độ thấp hơn so với những môn thể thao trên.

Tập yoga có thể đem lại nhiều lợi ích sức khỏe như giảm đau và cứng khớp; cải thiện khả năng vận động, tốc độ đi bộ và tư thế của bệnh nhân, nhất là bệnh nhân cao tuổi; tác động tích cực đến sự linh hoạt của các mô cơ giúp khớp gối gập – duỗi bình thường; nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Mục đích của những động tác yoga không chỉ tác động đến khớp gối mà còn giúp rèn luyện các mô cơ xung quanh nhằm giảm tải áp lực đè nặng lên đầu gối, đồng thời cải thiện khả năng vận động và duy trì độ linh hoạt của khớp. Bác sĩ Hồng Ánh gợi ý 7 tư thế tập yoga cho người thoái hóa khớp gối.

Tư thế trái núi

Tác dụng đối với bệnh nhân

– Cải thiện tư thế và dáng đi đứng

– Nâng cao sức khỏe tinh thần

– Hỗ trợ giảm cân

– Nâng cao năng lượng cho cơ thể

Cách thực hiện

– Đứng thẳng người, 2 đầu ngón chân cái chụm vào nhau

– 2 tay thả lỏng bên người, lòng bàn tay xoay ra phía trước

– Nâng các ngón chân lên khỏi sàn, đồng thời nới rộng khoảng cách giữa các ngón chân

– Có thể lắc người ra trước, sau hoặc sang 2 bên để cân bằng trọng lượng cơ thể trên mỗi bàn chân

– Giữ yên tư thế trong 60 giây rồi thả lỏng cơ thể, đừng quên hít thở sâu trong khoảng thời gian này.

Đứng thẳng người, 2 đầu ngón chân cái chụm vào nhau trong bài tập tư thế trái núi. Ảnh: Shutterstock.

Đứng thẳng người, 2 đầu ngón chân cái chụm vào nhau trong bài tập tư thế trái núi. Ảnh: Shutterstock.

Tư thế chiến binh

Tác dụng đối với bệnh nhân

– Co duỗi và tăng cường sức mạnh cho chân cũng như mắt cá

– Tăng sức chịu đựng

– Tăng cường và kéo dài chân và mắt cá chân

– Hỗ trợ đối phó với những vấn đề liên quan đến thoái hóa khớp, chẳng hạn như đau thần kinh tọa hoặc bàn chân bẹt…

Cách thực hiện

– Bắt đầu với tư thế đứng thẳng

– Bước chân phải lên trước khoảng 122 cm

– Xoay ngang bàn chân trái về phía bên trái, chú ý gót chân của cả 2 chân phải thẳng hàng

– Nâng 2 tay ngang vai: tay phía hướng về trước, tay trái hướng ra sau, lòng bàn tay úp

– Hít sâu, sau đó thở ra và khuỵu đầu gối phải xuống, cố gắng giữ thẳng cẳng chân

– Duỗi thẳng 2 tay và giữ tay luôn song song với sàn

– Mắt nhìn theo hướng tay phía trước

– Duy trì tư thế tối đa 60 giây rồi trở về trạng thái ban đầu

– Đổi chân và lặp lại bài tập.

Bài tập tư thế chiến binh giúp co duỗi và tăng cường sức mạnh cho chân. Ảnh: Shutterstock.

Bài tập tư thế chiến binh giúp co duỗi và tăng cường sức mạnh cho chân. Ảnh: Shutterstock.

Tư thế ngồi xếp cánh bướm

Tác dụng đối với bệnh nhân

– Kích thích tim và cải thiện tuần hoàn chung

– Kéo giãn cơ đùi trong, háng và đầu gối

– Góp phần cải thiện đau thần kinh tọa

– Thuyên giảm lo lắng và mệt mỏi

– Giúp giảm trầm cảm nhẹ, lo lắng và mệt mỏi

Cách thực hiện

– Ngồi thẳng lưng trên sàn, 2 chân duỗi thẳng trước mặt

– Từ từ gập đầu gối và kéo gót chân về phía xương chậu

– Hạ thấp đầu gối sang 2 bên, hướng lòng bàn chân vào nhau và cố gắng kéo gót chân càng gần về phía xương chậu càng tốt

– Lưu ý luôn giữ cạnh ngoài của bàn chân tiếp xúc với mặt sàn

– Duy trì tư thế tối đa 5 phút rồi trở lại tư thế ban đầu.

Tư thế ngồi xếp cánh bướm góp phần giảm căng thẳng. Ảnh: Shutterstock.

Tư thế ngồi xếp cánh bướm góp phần giảm căng thẳng. Ảnh: Shutterstock.

Tư thế nhân viên (Staff pose)

Tác dụng đối với bệnh nhân

– Kéo giãn cơ gân khoeo và cơ bắp chân

– Cải thiện tư thế

– Thuyên giảm tình trạng đau thần kinh tọa

Cách thực hiện

– Ngồi thẳng lưng trên sàn, có thể ngồi dựa vào tường nếu cần (bả vai chạm tường nhưng đầu và vùng lưng dưới không được chạm tường)

– Duỗi thẳng 2 chân về phía trước, mũi chân hướng lên trần

– 2 tay để bên người (không ép sát), lòng bàn tay hướng về phía trước

– Ép đùi xuống sàn, đồng thời xoay chúng hướng vào nhau

– Uốn cong cổ chân để ép gót chân hướng ra ngoài

– Duy trì trong ít 60 giây rồi trở lại tư thế ban đầu.

Ngồi thẳng lưng trên sàn, duỗi thẳng 2 chân về phía trước. Ảnh: Shutterstock.

Ngồi thẳng lưng trên sàn, duỗi thẳng 2 chân về phía trước. Ảnh: Shutterstock.

Tư thế hình cây

Tác dụng đối với bệnh nhân

– Tăng sức mạnh, tính dẻo dai cũng như độ linh hoạt của cơ đùi

– Cải thiện khả năng giữ thăng bằng

Cách thực hiện

– Bắt đầu bằng tư thế đứng thẳng lưng, 2 chân rộng bằng vai, tay áp sát hông

– Co một chân lên và áp chặt lòng bàn chân vào phần đùi của chân còn lại

– Đưa tay lên trước ngực, lòng bàn tay áp vào nhau

– Mắt nhìn thẳng về phía trước

– Duy trì tư thế trong vòng 5-10 nhịp thở rồi trở về tư thế ban đầu

– Đổi chân và lặp lại bài tập.

Tư thế hình cây phổ biến trong yoga. Ảnh: Shutterstock.

Tư thế hình cây phổ biến trong yoga. Ảnh: Shutterstock.

Tư thế hình cá sấu biến thể (Makarasana)

Tác dụng đối với bệnh nhân

– Xoa dịu các cơn đau khớp gối

– Kéo giãn cơ chân

– Giải tỏa căng thẳng

– Thư giãn vùng ngực, vai, cột sống và lưng dưới

Cách thực hiện

– Nằm sấp và khoanh tay trước mặt

– Từ từ nâng đầu và vai lên, sau đó đặt cằm vào vòng tay trước mặt

– Hít thở sâu, đều và duy trì tư thế cho đến khi cảm thấy bớt căng thẳng

– Nâng đầu lên để lấy tay ra, sau đó hạ đầu chạm sàn và trở mình về tư thế nằm ngửa.

Tư thế hình cá sấu giúp kéo giãn các cơ. Ảnh: Shutterstock.

Tư thế hình cá sấu giúp kéo giãn các cơ. Ảnh: Shutterstock.

Tư thế cây cầu

Tác dụng đối với bệnh nhân

– Cải thiện tính linh hoạt và khả năng vận động trong cuộc sống hàng ngày

– Kéo giãn cơ tứ đầu đùi và cơ gân khoeo

Cách thực hiện

– Nằm ngửa trên sàn, 2 chân rộng bằng vai

– Thả lỏng 2 tay bên người, lòng bàn tay úp

– Gập đầu gối lên (co chân) để lòng bàn chân tiếp xúc với sàn nhà

– Từ từ nâng hông lên khỏi mặt đất

– Duy trì tư thế trong khoảng 8 nhịp thở rồi hạ hông xuống.

Tư thế cây cầu giúp kéo giãn cơ tứ đầu đùi và cơ gân khoeo. Ảnh: Shutterstock.

Tư thế cây cầu giúp kéo giãn cơ tứ đầu đùi và cơ gân khoeo. Ảnh: Shutterstock.

Lưu ý khi tập yoga cho người bị thoái hóa khớp gối

Để yoga đem lại lợi ích cho sức khỏe, hạn chế rủi ro phát sinh chấn thương hoặc khiến bệnh trở nặng trong quá trình luyện tập, bệnh nhân thoái hóa khớp gối sẽ cần lưu ý một số vấn đề như sau:

– Tham vấn cùng bác sĩ chuyên khoa trước khi bắt đầu kế hoạch tập luyện

– Lựa chọn các bài tập yoga phù hợp cho người bệnh, tránh các tư thế có nguy cơ tạo thêm áp lực đè nặng lên khớp gối suy yếu do thoái hóa

– Chú ý khởi động trước khi tập và thư giãn sau khi tập xong đúng cách

– Nên dùng thảm yoga chuyên dụng khi tập

– Địa điểm tập cần rộng rãi và thoáng mát

– Thời gian tập yoga nên là sáng sớm

Hít thở sâu trong lúc luyện tập để tăng cường oxy, đồng thời giảm CO2 bơm vào máu

– Mỗi buổi tập chỉ nên kéo dài 30-60 phút, có thể tập mỗi ngày hoặc cách ngày

– Ngưng tập ngay lập tức nếu có bất kỳ cơn đau bất thường nào xảy ra trong lúc tập luyện.

“Mặc dù người có khớp gối bị thoái hóa được khuyến khích nên tập yoga nhưng thực tế, bệnh nhân cần lưu ý rằng hình thức tập thể dục này không thể trị khỏi thoái hóa khớp gối. Thay vào đó, tập luyện chỉ mang tính hỗ trợ giúp thuyên giảm triệu chứng, đồng thời góp phần cải thiện khả năng vận động của khớp gối”, bác sĩ Hồng Ánh nói thêm.

Bệnh nhân vẫn cần tuân theo đúng phác đồ điều trị do bác sĩ chuyên khoa chỉ định nhằm kiểm soát tốt tình trạng bào mòn lớp sụn khớp và nâng cao chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Ngọc An

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Nội cơ xương khớp tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia giỏi chuyên môn, ứng dụng nhiều kỹ thuật cao trong điều trị cơ xương khớp. Đơn vị thăm khám và điều trị thành công cho hàng trăm nghìn bệnh nhân, trong đó có tình trạng thoái hóa khớp. Các chuyên gia đầu ngành phẫu thuật khớp như PGS.TS.BS Trần Trung Dũng, PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa, TS.BS Tăng Hà Nam Anh chữa trị khỏi cho bệnh nhân sau khi những chấn thương cơ xương khớp lâu năm.

Bên cạnh đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm thực tiễn và chuyên môn, hệ thống bệnh viện còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại trên thế giới như hệ thống máy nội soi công nghệ 3D độ phân giải cao, máy X-quang thế hệ mới… nhằm phục vụ cho thăm khám, điều trị, trong đó nổi bật là công nghệ phẫu thuật bằng robot hiện đại và thông minh Artis pheno của thương hiệu Siemens nhập khẩu đồng bộ từ Cộng hòa Liên bang Đức.

Để được tư vấn và đặt lịch khám các bệnh lý cơ xương khớp – chấn thương thể thao tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh liên hệ:

– 108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội. Hotline: 1800 6858

– 2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM. Hotline: 0287 102 6789

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *